Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Phương Pháp Thiết lập Mục Tiêu Cá nhân

Thiết lập mục tiêu là một công cụ rất hữu ích cho việc lên kế hoạch phát triển cá nhân. Nắm bắt được quy trình thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn biết được mục tiêu thật sự và cuối cùng trong một kế hoạch cũng như trong cuộc sống, thông qua việc xác định một cách chính xác những gì bạn mong muốn đạt được và giai đoạn nào bạn phải tập trung hết nỗ lực của mình và cũng như việc bạn xác định được những rào cản và trở ngại mà mình có thể gặp phải. Nếu bạn thấm nhuần phương pháp này nó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và giải quyết vấn đề sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

Thiết lập mục tiêu là một trong những kỹ thuật mà các vận động viên nhà nghề và các doanh nhân thành đạt sử dụng rất phổ biến. Phương pháp này giúp họ tìm thấy được động lực và phương hướng để hoàn thành mục tiêu mà họ đã đặt ra. Tổ chức thời gian, các bước thực hiện cũng như sử dụng các nguồn lực giới hạn để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất.

Một mục tiêu bao gồm những mức độ khác nhau. Đầu tiên bạn phải xác định được mục tiêu cốt lõi. Bạn phải tự vẽ ra bức tranh tổng quát để hoàn thành mục tiêu đó. Sau đó, Bạn chia nhỏ bức tranh này ra thành những bước cụ thể rồi lần lượt hoàn thành những bước này.

Mục tiêu cốt lõi

Bước đầu tiên để xác định mục tiêu cá nhân là bạn phải xem xét cái gì thật sự bạn muốn đạt được trong cuộc đời bạn. Khi bạn đã xác định mục tiêu cuối cùng bạn sẽ nhìn thấy được bức tranh tổng thể bạn phải làm gì và khi phải ra quyết định trước việc gì bạn hãy dựa trên bức tranh tổng thể đó. Trên mỗi lĩnh vực trong cuộc sống ví dụ như: Gia đình, sự nghiệp, quan hệ bạn bè, tài chính, sức khỏe… bạn phải liệt kê ra và phải xác định quan điểm và thái độ của mình đối với từng lĩnh vực. Khi đã liệt kê và xác lập quan điểm cụ thể đối với lĩnh vực được xem là cốt lõi đối với cuộc sống của bạn thì bạn phải ứng dụng chúng một cách nghiêm túc ngay trong cuộc sống. Bạn cũng phải luôn xem lại bản thân mình xem hành động của bạn có phản ánh được những gì bạn mong muốn không và phải luôn tự nhủ với mình rằng “ Mục tiêu này là do bạn tự đặt ra không ai ép buộc bạn, không phải do ba mẹ, không phải do bạn bè…”.

Khi đã có được mục tiêu cốt lõi trong cuộc sống thì bạn hãy lập kế hoạch và chia ra thành những bước nhỏ để có thể thực hiện trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 1 năm… và thực hiện từng bước một sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu đã đặt ra. Sau đó, bạn hãy liệt kê ra những việc cần làm trong 1 ngày và phải bảo đảm rằng những việc này phải dựa trên mục tiêu cốt lõi của bạn.
Theo đuổi mục tiêu đã đặt ra

Một khi đã xác định được bước đầu tiên trong kế hoạch thì bạn phải thực hiện chúng theo quỹ đạo mà bạn đã định sẵn bằng cách luôn xem lại và cập nhật chúng mỗi ngày. Nhìn nhận mục tiêu cuối cùng của bạn giống như một hiến pháp của một quốc gia. Khi muốn thay đổi chúng bạn phải xem xét thật cẩn trọng.

Phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả
Những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn thiết lập được mục tiêu hiệu quả:
Xác định mục tiêu của bạn một cách thật rõ ràng: Điều này giúp bạn tránh được sự nhầm lẫn trong khi lập ra kế hoạch;
Chính xác: Để xác định mục tiêu một cách chính xác bạn phải liệt kê thật cụ thể: thời gian, cũng như những gì cần đạt được trong một kế hoạch. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể kiểm tra lại xem bạn có thể đat được mục tiêu ở mức độ nào;
Xác định mức độ ưu tiên: Khi bạn có nhiều mục tiêu, bạn phải xác định được thứ tự ưu tiên cho từng mục tiêu. Điều này giúp bạn tránh được sự quá tải khi thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc và dành thời gian và sức lực cho mục tiêu cao nhất nhiều hơn;
Viết từng mục tiêu cụ thể ra: Việc này rất quan trọng, vì theo thói quen bạn thường giữ chúng trong đầu nhưng nếu bạn viết chúng ra nó sẽ giúp bạn có thêm động lực và luôn nhắc nhở bạn phải hoàn thành các mục tiêu đó;
Chia thành những bước nhỏ: Nếu một kế họach quá lớn, bạn sẽ khó thực hiện và không thể thấy được thành quả cũng như đạt được kế hoạch đó ở mức độ nào;
Thiết lập mục tiêu phải thực tế: Luôn quan tâm đến những mục tiêu bạn đã lập ra phải bảo đảm rằng bạn luôn kiểm soát được chúng. Bạn có thể không đạt được mục tiêu bằng nhiều lý do như: thiếu may mắn, những yếu tố không kiểm sóat như: thời tiết, môi trường, sự thiếu công bằng, tai nạn....Nhưng bạn không thể thất bại với lý do không không tuân thủ theo kế hoạch đã đạt ra, điều này làm bạn chán nản và dễ dàng buông xuôi.
Thiết lập mục tiêu một cách thiết thực: Khi thiết lập mục tiêu bạn phải bảo đảm kế hoạch này nằm trong khả năng của bạn. Ban đầu phải đi từ dễ đến khó, không đặt ra những mục tiêu thật khó vì nó sẽ dễ làm bạn chán nản.
Đừng thiết lập những mục tiêu quá dễ dàng: Mục tiêu quá dễ là một con dao hai lưỡi, nó giúp bạn dễ dàng đạt được nhưng cũng dễ làm bạn mất đi động lực.



Đạt được mục tiêu
Khi bạn đạt được mục tiêu dành thời gian để tận hưởng những kết quả bạn đã đạt được quan sát những bước tiếp theo trong kế hoạch.
Khi đạt được mục tiêu bạn cần rút ra kinh nghiệm và xem lại toàn bộ kế hoạch của mình:
  • Nếu bạn đạt được các mục tiêu quá dễ dàng, bạn phải đặt mục tiêu tiếp theo khó hơn;
  • Nếu bạn đạt được mục tiêu quá khó khăn, bạn phải đặt mục tiêu tiếp theo dễ dàng hơn;
  • Nếu sau khi đạt được mục tiêu ban đầu và bạn nhận ra phải thay đổi kế hoạch tiếp theo thì đừng ngại ngần thay đổi nhưng phải cân nhắc cẩn thận;
  • Nếu trong khi thực hiện kế họach bạn nhận thấy rằng: Nỗ lực của bạn thì rất nhiều so với thành quả bạn đạt được. Bạn phải xem lại có nên đặt ra kế hoạch để khắc phục việc đó hay không.
Nếu bạn thất bại điều đó không quan trọng. Quan trọng là bạn đã có được kinh nghiệm từ thất bại đó. Hãy chiêm nghiệm thật kỹ bài học đó và bắt đầu lại.
Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn sẽ thay đổi song song với sự phát triển của cá nhân bạn. Nếu mục tiêu không còn kích thích bạn thí hãy bỏ chúng đi! Và luôn nghĩ rằng bạn điều khiển chúng chứ bạn không bị chúng điều khiển. Mục đích mang lại cho bạn sự kích thích thật sự, sự thỏa mãn và cảm giác thành công.
Các điểm lưu ý khi thiết lập mục tiêu cá nhân
Phương pháp thiết lập mục tiêu là:
  • Xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn đạt được;
  • Phân biệt điều nào là quan trọng trong mớ hỗn độn;
  • Tạo động lực giúp bạn đạt được mục tiêu;
  • Xây dựng lòng tin cho bạn dựa trên những kết quả đạt được.
Đừng quên tận hưởng kết quả mà bạn đạt được. Rút ra bài học cần thiết và ứng dụng bài học đó vào những bước tiếp theo.
Nếu các bạn muốn chia sẽ kinh nghiệm trong việc thiết lập mục tiêu cá nhân trong cuộc sống cũng như trong công việc thì bạn vui lòng tham gia thảo luận trong diễn đàn.

Quách Tuấn Khanh – “Không bao giờ sống dưới mức tiềm năng”

Năm 1994, anh nghỉ học giữa chừng khi đang là sinh viên Trường Đại học Y dược Tp.HC. Năm 2000, anh từ bỏ công việc khi đang là một trong những chuyên gia PR hàng đầu trong nước. Tất cả đều vì một mục đích, tìm kiếm cho mình một niềm say mê thực sự, và cuối cùng anh đã tìm thấy: trở thành một diễn giả chuyên nghiệp. Anh chính là người tiên phong trong nghề diễn giả tại Việt Nam , Quách Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Thành Công và Hạnh Phúc.

Năm 1991, Quách Tuấn Khanh thi đậu vào Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, theo mong muốn của cha mẹ. Thế nhưng, trở thành một bác sĩ nối nghiệp cha mẹ không phải là điều mà anh mong đợi. Những năm tháng học ở đây trở nên khó khăn khi bản thân anh không hề hứng thú với những kiến thức y khoa. Năm thứ ba đại học, anh quyết định rời khỏi trường để tìm cho một con đường mới mà mình cảm thấy thực sự yêu thích.
Quyết định của Quách Tuấn Khanh đã làm cho cha mẹ anh rất thất vọng. Họ quyết định cắt mọi khoản phụ cấp cho anh. Tự mình phải lo liệu mọi thứ, nhưng anh vẫn cho rằng mình đã lựa chọn đúng đắn. Anh xin làm biên dịch cho các tờ báo tiếng Anh. Quách Tuấn Khanh chọn công việc này không chỉ đơn giản là để có thu nhập trang trải cuộc sống, mà đó còn là bước chuẩn bị cho những kế hoạch sắp tới của anh.
Năm 1994, Quách Tuấn Khanh thi đậu vào khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Mở – Bán công thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình phấn đấu không ngừng trong suốt bốn năm học của anh đã mang lại kết quả xứng đáng khi tốt nghiệp thủ khoa. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục học tiếp để lấy bằng MBA tại Đại học Bách Khoa.
Trong thời gian này, Quách Tuấn Khanh bắt đầu tìm hiểu và tham gia vào công việc PR cho các doanh nghiệp, đồng thời được một số trường đại học mời giảng dạy về PR. Nghề PR hầu như là một khái niệm còn rất mới mẻ vào thời điểm đó. Những người thực sự làm nghề này ở Việt Nam gần như rất hiếm. Vì vậy, anh được xem như là một trong những người đầu tiên đặt nền tảng cho việc phát triển nghề PR tại nước ta.
Tuy vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động PR cho các doanh nghiệp, kéo theo nhu cầu về người làm PR ngày càng lớn của thị trường dẫn đến việc rất nhiều người tham gia làm PR, dù họ không có kiến thức chuyên môn. Giá trị của công việc PR bị giảm sút. Những nỗ lực, sáng tạo của những chuyên gia PR như Quách Tuấn Khanh bị đánh đồng, không được ghi nhận một cách xứng đáng. Lúc này, anh bắt đầu nghĩ đến việc phải tìm một con đường mới.
Bước ngoặc đến với Quách Tuấn Khanh khi anh làm PR cho Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential. Anh được tham dự khoá học của một diễn giả chuyên nghiệp người Malaysia. “Một khoá học tổng hợp nhiều lý thuyết về sự phát triển và hoàn thiện con người. Đó là lần đầu tiên tôi học về đời sống, học về bản thân mình, về những ước mơ, những mục đích trong cuộc đời, về những cảm xúc của con người, về cách xây dựng những mối quan hệ giữa người với người, cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể,… cả việc hát những bài hát bằng cả tấm lòng”, anh nói.
Và cũng chính từ khoá học này, Quách Tuấn Khanh bắt đầu hành trình  tìm đến với nghề diễn giả chuyên nghiệp.
Hãy yêu thương sẽ hạnh phúc
Kết thúc khoá học, Quách Tuấn Khanh bắt đầu có một cảm giác rất lạ, điều mà từ trước đến nay anh chưa bao giờ cảm nhận được. “Tâm trí tôi ngập tràn những hình ảnh của người diễn giả đó. Ông không chỉ là người nói chuyện mà còn là một diễn viên, một ca sĩ, một nghệ sĩ kịch câm… với rất nhiều chiêu thức khác nhau, đã khiến cho tôi hoàn toàn bị cuốn hút và phấn khích”.
Với những suy nghĩ đam mê đó, Quách Tuấn Khanh bắt đầu bỏ thời gian và công sức để tìm hiểu về nghề này, và anh nhận thấy mình thực sự bị nó chinh phục. Anh chợt nhận thấy rằng đây sẽ là công việc mà anh say mê và có thể sẽ theo đuổi đến cùng. Khát vọng trở thành một diễn giả chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam ngày càng lớn dần trong suy nghĩ của Quách Tuấn Khanh. Để khát vọng đó trở thành hiện thực, anh biết rằng mình cần phải có một quá trình rèn luyện bản thân không ngừng nghỉ.
“Đối với mọi người, một buổi nói chuyện chỉ đơn giản là nói chuyện bình thường, nhưng với tôi, đó là một lần luyện tập khả năng nói, khả năng diễn thuyết của mình. Mỗi ngày tôi gặp gỡ tiếp xúc với bao nhiêu người, thì đó là bấy nhiêu cuộc diễn thuyết như thế. Như vậy, một khối lượng luyện tập với hàng trăm cuộc diễn thuyết trong một năm  giúp tôi ngày càng tích luỹ những bài học quý giá để nâng cao tay nghề”. Quách Tuấn Khanh tâm sự. Không những thế, có buổi diễn thuyết nào ở nước ngoài, anh đều bỏ thời gian đến tham gia, để được học tập kinh nghiệm từ các diễn giả hàng đầu thế giới. Anh nói: “Dù bạn là ai thì mỗi ngày đều có 24 giờ, nhưng cách sử dụng của mỗi người là khác nhau. Tôi tận dụng từng giây, từng phút của mỗi ngày. Tôi có thể tự tin nói rằng, 24 giờ sống và làm việc của tôi bằng với một tuần sống và làm việc của những người bình thường khác”.
Mặc dù có rất nhiều ý kiến không đồng tình, thậm chí ngăn cản của gia đình và bạn bè đối với nghề diễn giả, nhưng Quách Tuấn Khanh vẫn cương quyết với sự lựa chọn của mình.“Tôi cho rằng công thức chung cho tất cả mọi việc chính là phải vững tin vào tương lai, và có một tình yêu mãnh liệt với công việc ta đang làm. Chỉ như thế mới hình thành trong bản thân một sức mạnh nội tại, vượt qua mọi rào cản khó khăn nhất”.
“Không bao giờ được sống dưới mức tiềm năng”. Đó là phương châm sống của Quách Tuấn Khanh. “Không ai có quyền nói gì về cuộc đời mình, chỉ có mình mới có thể uốn nắn nó, tạo nên nó mà thôi”. Với suy nghĩ và quyết tâm đó, anh đã từng bước vượt qua những thách thức và trở ngại để dần hoàn thiện mình hơn.
Sau gần 6 năm rèn luyện miệt mài, có thể nói Quách Tuấn Khanh đã trở thành một chuyên gia diễn giả hàng đầu của Việt Nam. Anh trở thành cộng tác viên của d’Oz International, một công ty của Singapore chuyên cung cấp diễn giả trên khắp thế giới.
Tuy vậy, anh biết rằng anh cần phải làm một cái gì đó để chính thức khẳng định và phát huy công việc của một diễn giả thực thụ. Tháng 10/2006, Quách Tuấn Khanh thành lập Trung tâm Thành Công và Hạnh Phúc (Success & Happiness Training Center – S.H.T.C). Đây là một công ty trực thuộc Power Up Group, S.H.T.C, là nền tảng thuận lợi để anh có thể phát triển nghề nghiệp của mình thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tư vấn, huấn luyện….
Được xem như là một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực huấn luyện tinh thần tại Việt Nam, S.H.T.C chuyên tổ chức các buổi hội thảo về đề tài cuộc sống, huấn luyện dã ngoại, huấn luyện Trainer và PR chuyên nghiệp.
Sứ mệnh mà Quách Tuấn Khanh đặt ra cho S.H.T.C là “đánh thức, khơi dậy và trao niềm tin cho người học, giúp họ tự tìm ra chân lý và nhận thức về trách nhiệm phát triển bản thân”. Anh cho biết: “Chúng tôi sẽ cho bạn một mồi lửa để bạn tự thổi bùng lên nhiệt huyết và khát vọng trong cuộc sống. Phát huy tinh thần chia sẻ, tình yêu, sức mạnh nội tại, tất cả những điều này bạn sẽ được học bằng sự trải nghiệm”.
Chủ đề của các chương trình mà S.H.T.C tổ chức rất đa dạng và phong phú, từ: khởi nghiệp, làm giàu, thành công, sáng tạo và ước mơ… đến các vấn đề như: lập kế hoạch cho cuộc đời, đời sống gia đình… Các chương trình này đều hướng đến những tinh thần con người. Các chương trình do S.H.T.C tổ chức đang ngày một thu hút sự chú ý và hưởng ứng của đông đảo mọi người.
Hiện tại, S.H.T.C có một đội ngũ những diễn giả cộng tác tài năng đến từ nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, Quách Tuấn Khanh vẫn còn nhiều trăn trở. “Ở nước ta hiện nay rất hiếm những diễn giả chuyên nghiệp thực sự, cùng với sự phát triển của S.H.T.C, tôi hi vọng tương lai có nhiều hơn nữa những diễn giả Việt Nam trong các buổi diễn thuyết, không chỉ ở trong nước mà còn trên khắp thế giới”.
Hữu Thọ – Phạm Vũ

Hiểu đời - Chu Dung Cơ

(Khát vọng tuổi trẻ)-Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày.
Qua một ngày vui một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày.
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quảcông nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạhữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổsở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.


Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thếlà không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh … Tất cả đều là muộn.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thểnghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại nhữngước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có nhưvậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quảngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.

Làm người thành công hay làm người có giá trị?

Trong cuộc sống chúng ta luôn tâm niệm sẽ trở thành một người thành công nhưng bạn đã có lúc nào đó nghĩ mình sẽ trở thành người có giá trị hơn là một người thành công chưa?
Dường như thành công là sự kiếm tìm mà hàng triệu người trên thế giới đều nỗ lực không ngừng để tìm kiếm! Đó không chỉ bởi để chứng minh năng lực của bản thân mà còn thỏa mãn khao khát chiến tháng vốn tự có trong mỗi con người!
 Có nhiều người chạm đến đỉnh cao của thành công, tỏa sáng trong ánh hào quang rực rỡ nhưng cuộc sống của họ lại là những ngày dài của sự buồn thảm, cô đơn và không có tình yêu thương! Đơn giản vì họ không mang đến cho người bên cạnh những giá trị mà cuộc sống đề cao: hạnh phúc, tình yêu thương, sự nhẫn nại, khiêm nhường và lễ độ!
Trước khi trở thành người thành công bạn hãy học cách sống trở thành người có giá rị, những việc bạn làm thay vì đánh bóng tên tuổi, nâng cao sự nghiệp , địa vị, tiền tài hãy mang lại cho người bên cạnh sự giúp đỡ cần thiết! Thay vì cố gắng theo đuổi những thứ xa vời như phát minh ra những loại máy cao siêu thì hãy phát minh ra những loại máy gắn liền với cuộc sống của những người nông dân, giúp họ thu hoạch mùa màng nhanh gọn tiện lợi hơn!
Thông thường những con rô bốt đi thi đấu hay những con rô bốt chỉ để trang trí, biết đi lại mỉm cười và chào khách hàng được ca ngợi nhiều hơn những chiếc máy siêu tiện ích cho những người nông dân! Thế nên người ta đổ xô đi vào nghiên cứu chế tạo những con rô bốt biết nói biết cười để mua cái hư danh hơn là chế tạo những máy cắt, máy đào … phục vụ cho cuộc sống!
Làm người có ích hơn hay làm người thành công hơn vẫn là ẩn số bởi vì nhiều người không ý thức được việc mình làm sẽ có lợi cho người xung quanh! Thomas Edison, nhà khoa học lừng danh được cấp 1093 bằng sáng chế đã từng nói rằng: tôi chỉ phát minh những gì có ích cho cuộc sống!
Tuy nhiên ngày nay người ta lại đổ xô phát minh những thứ xa vời không thiết thực trong cuộc sống, từ thời trang đến công nghệ tất cả đều chạy đua để mang được tiếng “ hiện đại” cho tác phẩm của mình!
Hãy biết sống có giá trị trước khi muốn trở thành một người thành công! Nếu những việc bạn làm không mang lại lợi ích gì cho cuộc sông thì bạn có phải đang thành công không? Đó chỉ là hư danh mà thôi! Văn học cũng thế!
Cuối cùng, chúc bạn làm một người thành công trong sự nghiệp và có ích với cuộc sống!

Bí quyết để đạt mục tiêu

tới việc đạt được nó. Điều người ta cần trước tiên là sự quyết tâm làm. Thực vậy, trong khi nghiên cứu nguồn gốc sự thành công của người ta, tôi khám phá ra rằng sự kiên trì có giá trị hơn cả tài năng và là nguồn hiệu quả nhất để tạo ra và nâng cao chất lượng đời sống.

Tôi tin rằng đời sống luôn luôn thử thách mức quyết tâm của chúng ta và phần thưởng to lớn nhất của đời sống sẽ dành cho những ai chứng tỏ một sự quyết tâm không ngơi nghỉ để hành động cho đến khi đạt được mục tiêu.
Rất lắm khi người ta không dám bắt đầu theo đuổi một mục tiêu vì sợ bị thất bại. Tệ hơn nữa, người ta bắt đầu theo đổi mục tiêu, nhưng rồi bỏ nữa chừng. Họ có thể đang trên đường đi tới mục tiêu, nhưng họ thiếu sự kiên trì để đi đến cùng. Vì không nhận được kết quả tức thời, họ dễ dàng bỏ cuộc. Tôi đã từng gặp những nhà vô địch- những người thành đạt những mục tiêu cao vời nhất họ có một sức kiên trì không thể tưởng tượng nổi. Họ có thể thay đổi phương pháp nếu cần, nhưng họ không bao giờ bỏ mục tiêu cuối cùng.

Tận tâm khởi đầu hành động

Một số người nằm mơ thấy thành công… trong khi số khác lại thức dậy và cố gắng hết sức” - Khuyết danh
Tận tâm = hành động gắn kết bản thân vào một quá trình hành động.
Kiên trì vì một mục đích
Bạn đã bao giờ bắt đầu một dự án nhưng sau đó lại không thể hoàn thành nó chưa? Bạn nghĩ tại sao điều đó lại xảy ra? Theo bạn, đâu là phẩm chất cần thiết để hoàn thành mọi công việc?
 Có câu nói đúng đắn rằng: “Tận tâm khởi đầu hành động”. Quả thật, khi ta cam kết tận tâm với một công việc nào đó, ta sẽ có trách nhiệm và trở nên ràng buộc với nó. Khi đó, ta buộc phải hành động để hoàn thành nó. Nếu không có sự tận tâm, chúng ta sẽ kết bạn với những lời bào chữa khi công việc không được hoàn thành hay gặp trục trặc.
Rèn luyện sự tận tâm
Quy tắc cơ bản của sự tận tâm là không ngừng hoàn thiện bản thân. Khi sống tận tâm chúng ta sẽ có niềm đam mê và khao khát hoàn thành mọi việc mình làm. Chúng ta sẽ thường xuyên học hỏi từ quá trình này.
Có một quy tắc hữu ích, đó là “Cam kết hoàn thành” với ba chữ cái C:
- Cam kết (Commit): Khi cam kết với một công việc nào đó, nghĩa là ta quyết định sẽ gắn bó với nó
- Bắt đầu (Commence): Khi ta bắt đầu một công việc nghĩa là ta đã thoát khỏi được sự chần chừ
- Hoàn thành (Complete): Khi ta hoàn thành một công việc nào đó, nghĩa là ta đã thể hiện tính kiên nhẫn của mình để có thể thấy nó kết thúc tốt đẹp.
Dựa trên ba chữ C này, việc đầu tiên ta cần làm là phải tận tâm với mục tiêu mà mình đã đặt ra. Chỉ khi đó, ta mới có thể bắt đầu và hoàn thành nó được.
Câu chuyện E-mail
Có một người lang thang tìm việc suốt này liền. Thế rồi một ngày nọ, anh đến một công ty phần mềm máy tính để xin vào làm lao công. Sau buổi phỏng vấn anh đã được nhận vào làm. Bộ phận quản lý nhân sự muốn anh để lại địa chỉ e-mail để dễ bề liên lạc. Anh nói với họ là ở nhà anh chẳng có cái máy tính nào cả và cũng không có cả e-mail. Đối với công ty đó, việc không có địa chỉ e-mail là điều không thể chấp nhận. Và họ từ chối thuê anh.
Anh ra về, lòng đầy chán nản. Với 10 đôla còn lại trong túi, anh lang thang qua một khu chợ và thấy những quả cà chua chín mọng rất ngon lành. Anh mua hết chỗ cà chua đó và mang đến khu dân cư đông đúc để bán. Chỉ sau hai tiếng đồng hồ anh đã bán hết số cà chua và kiếm được gấp đôi số vốn đã bỏ ra. Quá hứng khởi với kết quả đạt được, anh tiếp tục lặp đi lặp lại công việc này cho đến khi không còn đủ sức đi bộ nữa.
Từ hôm đó anh bắt đầu kinh doanh cà chua. Với sự tận tâm của mình và thêm một chút may mắn công việc kinh doanh của anh ngày càng phát đạt. Không lâu sau anh mua được vài chiếc xe tải nhỏ và thuê thêm người làm. Khi công việc kinh doanh mở rộng, anh nghĩ đến việc mua bảo hiểm cho gia đình mình.
Tham khảo của nhân viên tư vấn, anh quyết định ký một hợp đồng bảo hiểm phù hợp với hoàn cảnh của mình. Theo đúng thủ tục người nhân viên đó muốn có địa chỉ e-mail của anh để liên lạc khi cần thiết.
“Tôi không có máy tính và cũng không có địa chỉ e-mail.” – Anh nói với nhân viên bảo hiểm.
Người nhân viên đó cảm thấy hết sức ngạc nhiên.
“Sao? Ngài không có một địa chỉ e-mail sao? Ngài có biết mình có thể làm được gì nếu có máy tính và địa chỉ e-mail không?” Người nhân viên đó hỏi.
Và anh mỉm cười trả lời rằng:
“Vâng, tôi sẽ trở thành một người lao công.”
Một khi ta tận tâm với một việc gì đó thì chẳng có chướng ngại nào có thể ngăn cản ta được.

Kiến tạo giá trị bản thân

bao giờ bạn thấy chạnh lòng khi nhìn lại bản thân mình? Dẫu biết rằng chúng ta ai cũng có giá trị riêng của mình, nhưng có những người có uy tín hơn, giá trị hơn trong mắt người khác! Bạn có biết để có được điều đó họ đã bỏ ra không ít mồ hôi và công sức không? Bạn cũng có thể có được điều đó nếu kiến tạo cho mình một giá trị bền vững cho bản thân!
 Để giá trị bản thân được kiến tạo trong lòng người khác không đơn giản chút nào đâu bạn! Phải có sự thừa nhận của họ thì giá trị của bạn mới bền vững được! có bao nhiêu người tự khoe khoang, tự khuếch trương bản thân mà được người khác thừa nhận chưa? Nếu bạn không biết rằng, chính bạn phải tự mang lại giá trị cho mình, và giá trị đó phải là giá trị thực sự thì bạn mới có thể định vị được vị trí của mình trong lòng người khác!
Để làm được điều này bạn cần Giữ lửa cho sự đam mê, thông thường những ai có thể theo đuổi được niềm đam mê của mình họ luôn tạo được sự khác biệt với người khác. Cũng từ đó họ tạo nên những giá trị riêng của bản thân không lẫn với bất kỳ người nào!
Tiếp theo Dồn tình yêu vào việc mình làm khi làm được điều này bạn sẽ có nguồn cảm hứng bất tận để làm việc và chinh phục những thử thách! Yêu công việc của mình, yêu những gì đã đạt được bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, hạnh phúc hơn và thoải mái hơn với cuộc sống của mình!
Hành động chứ không bị động đón nhận những việc sẽ diễn ra với mình, luôn trong tư thế sẵn sàng chuẩn bị cho những khóc khăn sẽ đến với mình! Bạn có bao giờ nhận ra, khi chúng ta luôn đón nhận những khó khăn với thái độ chủ động bạn sẽ không bị chúng nuốt trọn và dễ dàng vượt qua nó! Đừng để bản thân mình bị những khó khăn quật ngã và hãy hành động để giải quyết những khó khăn của bạn! Khi có được điều này bạn sẽ trở nên vô cùng đáng giá với người khác! Vì bạn có thể vượt qua mọi khó khăn trong đời, điều mà không phải ai cũng làm được
Sống lạc quan yêu đời chúng ta sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và ấm áp bên những người mình yêu thương! Bạn sẽ chẳng bao giờ bị những khó khăn đẩy ngã và cuộc sống cũng như công việc của bạn luôn tiến triển thuận lợi! Khi bạn sống lạc quan và nhìn nhận cuộc sống một cách lạc quan bạn sẽ đơn giản hóa những khó khăn và thử thách để chinh phục nó!
Cuối cùng Hoàn thiện bản thân qua từng ngày, chẳng ai là hoàn thiện cả nhưng chúng ta có thể hoàn thiện mình dần qua những nỗ lực và cố gắng đổi thay một cách tích cực! Bạn đừng bao giờ quên đức tính khiêm nhường để ngày càng trở nên tốt hơn trong mắt những người xung quanh! Hoàn thiện bản thân, bạn sẽ được người khác trân trọng vì những cố gắng của mình!
Chúc bạn sẽ kiến tạo nên giá trị của bản thân bằng những hành động thiết thực  nhé! Đừng bao giờ sống giả dối để người khác coi thường và không tôn trọng bạn!

Làm người thành công hay làm người có giá trị?

Trong cuộc sống chúng ta luôn tâm niệm sẽ trở thành một người thành công nhưng bạn đã có lúc nào đó nghĩ mình sẽ trở thành người có giá trị hơn là một người thành công chưa?
Dường như thành công là sự kiếm tìm mà hàng triệu người trên thế giới đều nỗ lực không ngừng để tìm kiếm! Đó không chỉ bởi để chứng minh năng lực của bản thân mà còn thỏa mãn khao khát chiến tháng vốn tự có trong mỗi con người!
 Có nhiều người chạm đến đỉnh cao của thành công, tỏa sáng trong ánh hào quang rực rỡ nhưng cuộc sống của họ lại là những ngày dài của sự buồn thảm, cô đơn và không có tình yêu thương! Đơn giản vì họ không mang đến cho người bên cạnh những giá trị mà cuộc sống đề cao: hạnh phúc, tình yêu thương, sự nhẫn nại, khiêm nhường và lễ độ!
Trước khi trở thành người thành công bạn hãy học cách sống trở thành người có giá rị, những việc bạn làm thay vì đánh bóng tên tuổi, nâng cao sự nghiệp , địa vị, tiền tài hãy mang lại cho người bên cạnh sự giúp đỡ cần thiết! Thay vì cố gắng theo đuổi những thứ xa vời như phát minh ra những loại máy cao siêu thì hãy phát minh ra những loại máy gắn liền với cuộc sống của những người nông dân, giúp họ thu hoạch mùa màng nhanh gọn tiện lợi hơn!
Thông thường những con rô bốt đi thi đấu hay những con rô bốt chỉ để trang trí, biết đi lại mỉm cười và chào khách hàng được ca ngợi nhiều hơn những chiếc máy siêu tiện ích cho những người nông dân! Thế nên người ta đổ xô đi vào nghiên cứu chế tạo những con rô bốt biết nói biết cười để mua cái hư danh hơn là chế tạo những máy cắt, máy đào … phục vụ cho cuộc sống!
Làm người có ích hơn hay làm người thành công hơn vẫn là ẩn số bởi vì nhiều người không ý thức được việc mình làm sẽ có lợi cho người xung quanh! Thomas Edison, nhà khoa học lừng danh được cấp 1093 bằng sáng chế đã từng nói rằng: tôi chỉ phát minh những gì có ích cho cuộc sống!
Tuy nhiên ngày nay người ta lại đổ xô phát minh những thứ xa vời không thiết thực trong cuộc sống, từ thời trang đến công nghệ tất cả đều chạy đua để mang được tiếng “ hiện đại” cho tác phẩm của mình!
Hãy biết sống có giá trị trước khi muốn trở thành một người thành công! Nếu những việc bạn làm không mang lại lợi ích gì cho cuộc sông thì bạn có phải đang thành công không? Đó chỉ là hư danh mà thôi! Văn học cũng thế!
Cuối cùng, chúc bạn làm một người thành công trong sự nghiệp và có ích với cuộc sống!
Khát vọng tuổi trẻ

Mời Bộ trưởng Tiến, Bộ trưởng Phát bữa cơm lạnh sống lưng

Cuộc vi hành… công khai kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, đã đem đến những kết quả bất ngờ.
1. Cái chết bất ngờ và cái chết được báo trước
Tháng 8/2015, một người đàn ông 53 tuổi đã chọn cách kết thúc chuỗi ngày tuyệt vọng của mình bằng cách lao đầu từ tầng 7 xuống đất tại viện Đa khoa TƯ Cần Thơ.
Lá thư tuyệt mệnh trong túi nạn nhân nói rõ ông mắc ung thư giai đoạn cuối, không thể chữa chạy.
Trước đó, tháng 1/2015, người ta phát hiện Nguyễn T.H, nam sinh viên năm cuối trường CĐ Thương Mại Đà Nẵng, treo cổ tự tử. “Ung thư” cũng là hai từ mà nam sinh nhắc đến trong thư tuyệt mệnh.
thực phẩm, chất cấm, thịt lợn, Bộ trưởng Phát, Bộ trưởng Tiến, lạnh sống lưng, thực-phẩm, chất-cấm, thịt-lợn, Bộ-trưởng Phát, Bộ-trưởng Tiến, lạnh-sống-lưng
Với cách chế biến thực phẩm như thế này, bọn bất lương đã khiến con đường từ dạ dày ra nghĩa địa của người Việt ngắn hơn bao giờ hết.
Cách đây vài năm, bệnh viện K (bệnh viện đầu ngành về ung thư) ở trong tình trạng quá tải đến 300%. Có phòng, 4 bệnh nhân nằm một giường.
Ở nhiều bệnh viện khác, phóng viên chụp được cả hình ảnh bệnh nhân nhi chen nhau nằm cả trong gầm giường bệnh.
Phải mất 15 năm, lời hứa giảm tải bệnh viện từ thời Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, mới bắt đầu được thực hiện một phần dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bên cạnh thành thích ấy, lại là một điều đau đớn: Phòng bệnh được giảm tải nhưng số người bị bệnh trong xã hội lại tăng lên rất nhiều so với trước.
Tại sao vậy?
Tại vì chúng ta mới chỉ lo được phần ngọn: Xây thêm nhiều phòng bệnh để san sẻ bệnh nhân, đào tạo thêm nhiều bác sĩ để thêm người khám chữa.
Chứ chúng ta không giải quyết được phần gốc: Giảm tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh.
Xã hội phát triển, kinh tế phát triển, tại sao người Việt lại ngày càng lắm bệnh tật đến như vậy? Câu trả lời quan trọng nhất, tất cả mọi người đều biết: Người Việt đang đầu độc nhau hàng ngày.
Và như vậy, sẽ có rất nhiều cái chết được báo trước 2 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm.
Với cách chế biến thực phẩm như thế này, bọn bất lương đã khiến con đường từ dạ dày ra nghĩa địa của người Việt ngắn hơn bao giờ hết.
thực phẩm, chất cấm, thịt lợn, Bộ trưởng Phát, Bộ trưởng Tiến, lạnh sống lưng, thực-phẩm, chất-cấm, thịt-lợn, Bộ-trưởng Phát, Bộ-trưởng Tiến, lạnh-sống-lưng
Biết thực phẩm không nguồn gốc, nhưng nhiều người Việt chẳng có sự lựa chọn nào khác. Có độc giả đã comment một cách đau đớn: "Trời gọi đến ai thì người đấy dạ".
2. “Luống rau xanh hơn” trong con mắt Phó Thủ tướng
Tất cả mọi người đều biết vấn nạn nhưng chúng ta đã làm gì để thay đổi?
Dù bận rộn, nhưng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không chỉ ngồi bàn giấy đọc báo cáo. Ông tranh thủ những lúc nghỉ để “chạy ra ngoại thành Hà Nội”.
Ở đấy ông thấy một chuyện lạ: “Ở ngoại thành Hà Nội và vùng lân cận, người nông dân có 2 luống rau, luống cho mình và luống để bán. Luống cho mình thì rau xấu hơn, luống để bán thì xanh hơn”.
Bạn đọc chắc đã hiểu: Luống rau xanh hơn là luống có thể giết người.
Cách đây một thời gian, một sinh viên ĐH Ngoại thương bất chợt gặp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vi hành tại bệnh viện Việt Đức.
Bức hình được bạn sinh viên chụp vội Phó Thủ tướng giả dân thường, đội mũ lưỡi trai che nửa mặt, mặc áo gió như thường dân lách qua chiếc cổng sắt, có sức lay động lớn.
Sau những cuộc vi hành thực sự ấy, chắc chắn ông gặt hái được nhiều điều và người bệnh cũng sẽ được hưởng lợi.
Kết quả cuộc vi hành… công khai, đông đảo thành phần đi theo của Bộ trưởng Phát và Bộ trưởng Tiến đến chợ Đồng Xuân tháng 1/2013 để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đã gây bất ngờ cho cả cánh báo chí và dân chúng.
Tất cả các mặt hàng được test nhanh, đều âm tính với chất cấm. Kết quả “mỹ mãn” này khiến một tờ báo lớn đã giật tít rất đúng, nhưng đầy ẩn ý “Bộ trưởng vi hành, thực phẩm sạch như mơ”.
Còn người dân xung quanh thì chép miệng: “Ô, hóa ra Bộ trưởng đã vi hành à?".
3. Quả lê 5 tháng vẫn tươi của PGS và câu hỏi “lo cho dân thế nào đây?”
Kết quả của cuộc vi hành công khai, nếu đặt cạnh một kết quả kiểm tra cùng thời điểm, của một PGĐ Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thị Như Mai, thì sẽ thấy những băn khoăn không nhỏ.
Đoàn kiểm tra của bà Mai kiểm tra ngẫu nhiên một hội chợ, thì đã phát hiện tới 700 mặt hàng giả.
Nếu cuộc kiểm tra này không “ngẫu nhiên” mà rầm rộ như cuộc vi hành kia, liệu có phát hiện được 700 mặt hàng giả?
Bộ trưởng Phát đã “lạnh sống lưng” kêu lên “độc ác quá” khi biết người ta ủ chuối bằng thuốc diệt cỏ cực độc.
Ông cũng đã rất đúng khi nhấn mạnh: “Không có lý do gì mà người Việt Nam phải ăn thực phẩm bẩn hơn các nước khác”.
Bộ trưởng Tiến cũng đặt vấn đề không sai: “Kêu gọi người tiêu dùng thông thái nhưng ra chợ thì làm sao biết được thịt, cá, thực phẩm nào là sạch...
Muốn người tiêu dùng thông thái thì nhà quản lý phải lo cho dân”.
Lo cho dân thế nào đây, khi mà trên thị trường có tới 2.000 loại hóa chất bảo quản, nhưng Việt Nam mới chỉ kiểm nghiệm được 600 loại?
Lo cho dân thế nào đây khi “ý thức được việc trái cây có hóa chất bảo quản vượt ngưỡng” nhưng Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế Lạng Sơn vẫn không đưa ra được kết quả xét nghiệm sau 3-4 năm lấy mẫu trái cây Trung Quốc kiểm nghiệm?
Lo cho dân thế nào đây, khi quả lê Trung Quốc để trong phòng PGS. TS Phạm Xuân Đà (Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Quốc gia) vẫn tươi roi rói tới 150 ngày, tức 5 tháng, mà Viện vẫn “không thể phát hiện dùng hóa chất gì”.
Viện quốc gia còn thế, thì người tiêu dùng có thông thái bằng Anhxtanh, chắc cũng quy hàng.
Lo cho dân thế nào đây, khi cái “lạnh xương sống” của Bộ trưởng chưa biến thành cái “lạnh xương sống” của những kẻ sản xuất, tẩm ướp hóa chất vào thực phẩm, của những kẻ phân phối thứ độc dược giết người đó?
Biết thực phẩm không nguồn gốc, nhưng nhiều người Việt chẳng có sự lựa chọn nào khác. Có độc giả đã comment một cách đau đớn: Trời gọi đến ai thì người đấy dạ.
4. “Diệu kế” lấy cảm hứng từ… Bộ trưởng Thăng
Cách đây vài tháng, xuất hiện clip gây chấn động thế giới: Một bác sĩ ở California đã khuỵu gối gục xuống đau đớn tột độ khi không cứu được một bệnh nhân 19 tuổi, dù đã cố gắng hết sức.
Ai đó đã làm hết sức, đã đau đớn tột độ khi nhìn 75.000 người Việt chết vì ung thư mỗi năm và cả triệu người mắc bệnh khác có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, hay chưa?
Nhiều người, trong đó có tôi, không nghi ngờ gì về cái tâm muốn triệt tiêu thực phẩm bẩn của những người Bộ trưởng Tiến, Bộ trưởng Phát.
Dù hai Bộ trưởng cũng đã biến cái tâm ấy thành nhiều hội nghị, cuộc thị sát, vi hành công khai, những công văn, chỉ thị và cả những lời lay động cảm xúc, nhưng như thế có vẻ chưa đủ.
Người Việt có một câu rất hay vì tính quyết liệt, tính hành động của nó “bắt tận tay, day tận mặt”.
Người dân muốn nhìn thấy nhiều vị Bộ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng có liên quan, rời bàn giấy để vi hành thực sự, đến tận ruộng rau, tận góc chợ để “bắt tận tay day tận trán” những kẻ đang tâm đầu độc đồng bào.
Cũng có thể có một “diệu kế khác”.
Khi tình trạng chen lấn xô đẩy, ngột ngạt trên xe bus lên đến đỉnh điểm, một người dân đã mời Bộ trưởng Đinh La Thăng vi hành bằng xe bus.
Sau khi Bộ trưởng Thăng vi hành, khâu phục vụ trên xe bus đã có những cải thiện đáng mừng.
Theo lối tư duy ấy, người dân nào đó có thể mời Bộ trưởng Tiến, Bộ trưởng Phát đến ăn cơm do họ nấu trong vòng một tháng.
Bữa cơm ấy được nấu từ thực phẩm trôi nổi mua ngoài chợ, như bao người dân khác vẫn phải ăn hàng ngày.
Rất có thể, sau một tháng ‘đồng cam cộng khổ” ấy, tình hình sẽ đổi khác.
Quý vị nào tin diệu kế này sẽ thành công?
Lợn tiêm thuốc mê và vịt sống gấp
Sau khi loạt bài về vệ sinh an toàn thực phẩm được đăng tải, chúng tôi tiếp tục nhận được nhiều phản ánh và ý kiến quý báu của độc giả. Xin chọn đăng một số ý kiến tiêu biểu để cả xã hội cùng lên tiếng:
Tôi về quê đi mua quả mít, cô ruột của vợ ngăn lại để chốc cô đến vườn mua cho, chứ mít ra chợ người ta bơm thuốc rồi, ăn độc lắm.
Quê ngoại nhà tôi hay trồng rau, mấy mợ bảo nhà nào họ cũng làm 1 mảnh riêng để ăn, còn mảnh bán thì phải phun thì mới nhanh được thu hoạch.
Ông bạn trước chuyên chở lợn từ Miền Nam ra lò mổ ở Hà Nội, ông bảo lợn được tiêm thuốc cho ngủ, ra tới Hà Nội tiêm thuốc cho tỉnh và tiêm tiếp 1 mũi gì đó cho thịt lợn tươi rồi mới giết.
Ngày còn nhỏ tôi nhớ là nuôi 1 con vịt từ nhỏ đến lúc được thịt mất khoảng 3 tháng giờ người ta nuôi chỉ 50 ngày, đến 40 ngày, chưa đủ cân thì cho thêm tăng trọng, thiếu lông thì cho thêm thuốc mọc lông....
Có thể nói những thứ gì đem ra kinh doanh, vì tiền người ta có thể làm tất cả. Một người làm được là người khác làm được, một nhà làm được thì nhà khác làm được.
Họ không làm láo theo thì họ không bán được nhiều. Mà làm láo xong thì nhiều người khác chết.

Theo Trí Thức Trẻ