Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

10 bài học kinh doanh hay từ cuộc sống

10 bài học kinh doanh hay từ cuộc sống

3 năm trước Chính có chia sẻ một bài viết về những bài học xương máu trong cuộc sống, cho đến nay những bài học này vẫn mang đến những giá trị nhất định cho bản thân. Hôm nay lại sưu tầm được thêm một số bài học cuộc sống rất hay có thể ứng dụng vào công việc kinh doanh nên post lên đây để chia sẻ với mọi người và để sau này có dịp đọc lại khi cần. Nào cùng xem nhé !

Bài học số 01
Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.
+ Bài học kinh doanh rút ra:
“Thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.

Bài học số 02
Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.
+ Bài học kinh doanh rút ra:
Trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

Bai hoc kinh doanh so 3 - Cho an thit qua
Bài học số 03
Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.
+ Bài học kinh doanh rút ra:
Đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.

Bài học số 04
Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.
+ Bài học kinh doanh rút ra:
Hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!

Bài học số 05
Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau.
+ Bài học kinh doanh rút ra:
Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong … bao lâu!

Ban lam gi cha quan trong, quan trong la ban lam dieu do voi ai!
Bài học số 06
Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.
+ Bài học kinh doanh rút ra:
Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

Bài học số 07
Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.
+ Bài học kinh doanh rút ra:
Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

Bài học số 08
Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”.
Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”
Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”
+ Bài học kinh doanh rút ra:
Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

Làm được vậy hãy nói chuyện với anh
Bài học số 09
Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.
+ Bài học kinh doanh rút ra:
Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

Bài học số 10
Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!
+ Bài học kinh doanh rút ra:
Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

Bạn thấy những bài học kinh doanh này có hữu ích không? Nếu có hãy chia sẻ nó cho bạn bè của mình, hoặc nếu bạn biết những câu chuyện hay, hãy chia sẻ cho Chính nhé !

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Lesson 3 : Ý nghĩa những con số trên ClickBank


Kiếm tiền online trên CLICKBANK như thế nào ? Thị trường nghách trên CLICBANK


vut het email marketing di co phuong phap dac biet hieu qua hon 100%


huong dan kinh doanh tren click bank


Hướng dẫn kiếm tiền từ clickbank cho người mới bắt đầu.


hướng dẫn kiếm tiền clickbank phần 1


Tin hot nhất trong ngày- MAI HỒ: "TÔI VÀ TRẤN THÀNH CHIA TAY MÀ CHƯA DỨT TÌNH"


Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

[Sinh ra từ làng ] - chàng trai Phạm Văn Cương "Biến muối thành vàng"


[Sinh ra từ làng] - Học làm giàu với chàng trai NGUYỄN MINH SANG "TỶ PHÚ TRÙN QUẾ"


[Sinh ra từ làng ] - Làm giàu chàng trai 20 tuổi ĐỖ QUANG sở hữu "LÁ PHỔI XANH"


[Sinh ra từ làng mới nhất 3/2/2016] - Chàng trai TRẦN MINH TIẾN TP HẢI PHÒNG thu 1 tỷ/năm nhờ trồng ĐÀO


Sinh ra từ làng 17/2/ 2016: Ép MÙN CƯA thành VÀNG NGUYỄN DUY HƯNG thu về 300 triệu/năm


Sinh ra từ làng 24/2/2016: Chàng trai trẻ với mệnh danh triệu phú VƯỜN TƯỜNG


Sinh ra từ làng: Làm giàu từ gà ri Lạc Sơn ĐẶC SẢN CỦA NÚI RỪNG TỈNH HÒA BÌNH


Nguyễn Đức Chung - triệu phú làm giàu từ thỏ New Zealand


LAM GIAU TU MO HINH NUOI GA DE LAY TRUNG


anh nhat nuoi ca nang tai xuan truong nam dinh


Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Đòi tiền Hải quan, doanh nghiệp "kêu cứu" lên Thủ tướng

Bất ngờ bị Hải quan truy thu hàng tỉ đồng thuế nhập khẩu của 50 tờ khai trước đó 5 năm, một doanh nghiệp đã có đơn cầu cứu lên Thủ tướng để đòi lại tiền. Trong khi đó, Bộ Tài chính cho biết, giữa bối cảnh ngân sách căng thẳng, quan điểm của Bộ vẫn là nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Tài chính phản ánh về khiếu nại của Công ty TNHH King Group - một doanh nghiệp có trụ sở tại Hậu Giang xung quanh quyết định của Tổng cục Hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của công ty này. Khiếu nại của King Group được gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và nhiều lãnh đạo bộ ngành khác.
Theo khiếu nại của công ty này, việc Hải quan thành phố Cần Thơ bất ngờ thay đổi mã số thuế với một loại sản phẩm (giấy cuộn) được công ty này nhập khẩu từ một nhà sản xuất Thái Lan đã dẫn đến thuế áp lên mặt hàng tăng từ 0% lên 5%.
Công ty này cho biết đã chấp hành nộp thuế đúng, đủ theo quy định Nhà nước cho các tờ khai sau đó như yêu cầu của cơ quan hải quan. Đồng thời, cho biết thêm, trong thông báo của Hải quan không ghi yêu cầu nào về truy thu thuế nhập khẩu của các tờ khai qua các năm trước đó mà công ty đã nhập khẩu mặt hàng này từ nhà sản xuất, cung cấp Thái Lan.
Năm 2016, Tổng cục Hải quan được giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước đạt 270.000 tỷ đồng.
Năm 2016, Tổng cục Hải quan được giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước đạt 270.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau đó, viện dẫn từ nhiều điều luật khác nhau, Cục Hải quan Cần Thơ vẫn tiếp tục có quyết định truy thu thuế nhập khẩu bắt buộc của 50 tờ khai (trước đó 5 năm) đối với King Group với tổng số tiền phải nộp là 6,4 tỷ đồng.
"Sau khi việc truy thu thuế bắt buộc xảy ra, công ty quá bức xúc và nhận thấy có nhiều uất ức, luôn đặt câu hỏi: Tại sao trước đây nhiều năm phía Hải quan đã kiểm tra, tái kiểm tra nhiều lần, đã xác định và hướng dẫn công ty khai theo mã số thuế cho 50 tờ khai, nay lại đổ lỗi cho công ty khai sai và truy thu thuế bắt buộc công ty?" - lãnh đạo King Group đặt câu hỏi trong đơn khiếu nại.
Phía công ty cũng phản ánh, bức xúc này được công ty nhiều lần trình bày tại các cuộc đối thoại giữa công ty với Cục Hải quan thành phố Cần Thơ và Tổng cục Hải quan, nhưng luôn nhận được các trả lời không rõ ràng và chỉ được cơ quan hải quan trả lời chung chung để áp đặt.
Công ty này khẳng định, quyết định của phía Hải quan là không đúng thực tế, đối xử không công bằng giữa cơ quan nhà nước (là Hải quan) với doanh nghiệp không phù hợp với đạo lý cũng như luật pháp hiện hành. Mọi thay đổi là từ phía hải quan, việc sai sót về khai báo mã số thuế của công ty (nếu có) cũng do phía cơ quan hải quan tạo ra.
Trong đơn khiếu nại trình lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các lãnh đạo Nhà nước, King Group giãi bày "đang thực sự phải đối mặt với quá nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng từ các quyết định truy thu thuế không phù hợp của cơ quan hải quan với số tiền quá lớn làm công ty lâm vào khủng hoảng tài chính".
Theo đó, công ty đã hạch toán, báo cáo và quyết toán thuế xong hàng năm với cơ quan thuế địa phương tỉnh Hậu Giang. "Công ty không có bất kỳ khoản bù đắp nào khác để thay thế cho khoản tiền bị truy thu thuế phát sinh không phù hợp quá ớn như vậy (ngoài kế hoạch chi tiêu)", King Group cho biết.
Do vậy, công ty này đã làm đơn "kêu cứu" lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các lãnh đạo Nhà nước đòi lại được số tiền mà cơ quan đã thu, qua đó, sớm có tiền trả được nợ vay, nếu không sẽ phát sinh thêm lãi mẹ đẻ lãi con, nhằm sớm tự khắc phục được khó khăn, ổn định được sản xuất và giữ được việc làm cho nhiều lao động.
Năm 2016, Tổng cục Hải quan được giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước đạt 270.000 tỷ đồng. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ mới, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo và quán triệt các Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện thu đạt và vượt dự toán, quyết tâm đạt chỉ tiêu phấn đấu do Quốc hội và Bộ Tài chính giao.
Theo đó, ngành hải quan sẽ tăng cường công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu qua công tác xác định trị giá, mã số. Rà soát trên hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu danh mục hàng hoá, biểu thuế và phân loại hàng hoá, áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để chấn chỉnh kịp thời.
Trao đổi với phóng viên Dân Trí tại cuộc họp báo thường kỳ quý I của Bộ Tài chính mới đây, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2015, do giá dầu giảm sâu nên Chính phủ phải tìm phương án có nguồn thu bù vào hụt thu dầu thô do giá dầu giảm. Tuy nhiên, việc thu ngân sách phải dựa theo luật và còn phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế. Thuận lợi trong năm 2015 đó là kinh tế phục hồi, đặc biệt phục hồi mạnh mẽ vào quý IV/2015, từ đó giúp thu ngân sách cũng tăng mặc dù thu từ dầu thô giảm mạnh.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ cũng khẳng định, việc thu ngân sách phải theo cơ chế luật hiện hành chứ không phải vì biến động mà điều chỉnh chính sách thu, "muốn làm gì thì làm". Quan điểm của Bộ là đề xuất Chính phủ có những giải pháp kích thích môi trường sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển, từ đó có nguồn thu và cân đối được ngân sách.
Bích Diệp

Nhức nhối nhà máy xăng sinh học ngàn tỷ “trùm mền”

Có mặt tại Công ty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông (thôn 8, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, đơn vị đầu tư Nhà máy sản xuất cồn Ethanol Bình Phước) một ngày đầu tháng 4/2016, chúng tôi ghi nhận nhà máy rộng tới 44ha đang đóng cửa im lìm.

Hai người bảo vệ gác cổng cho biết, nhà máy đã ngừng hoạt động từ lâu, hiện chỉ giữ lại hơn 10 nhân viên bảo vệ để trông coi nhà máy và một số lao động làm công tác bảo trì máy móc. “Lãnh đạo doanh nghiệp cũng đã thay đổi, hiện không có ai ở nhà máy” – một bảo vệ nói.
Ông Nguyễn Văn Ân, một cán bộ hưu trí có quán giải khát gần nhà máy cho biết: “Lúc nhà máy còn hoạt động suốt ngày xe tải chạy ầm ầm chở nguyên liệu ra vào nhưng chỉ được vài tháng nhà máy ngưng hoạt động. Hàng trăm người dân trong xã được nhà máy nhận vào làm nay đã nghỉ hết”.

Nhà máy Ethanol Bình Phước cửa đóng then cài suốt nhiều năm qua.
Nhà máy Ethanol Bình Phước cửa đóng then cài suốt nhiều năm qua.
Nhà máy là kết quả hợp tác giữa Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PV OIL) và Tập đoàn Itochu (Nhật Bản), theo thỏa thuận ban đầu, PV OIL chiếm 51% vốn, Itochu chiếm 49%. Đầu năm 2010, PV OIL chuyển giao 22% cho Công ty Licogi 16. Tổng mức đầu tư hơn 84 triệu USD (khoảng hơn 1.600 tỷ đồng). Theo thiết kế, Nhà máy Ethanol Bình Phước sẽ sản xuất hơn 100 triệu lít cồn sinh học/năm, tiêu thụ khoảng 240 ngàn tấn củ mì khô/năm.
“Nhà máy đóng cửa đã lâu và từ khi nào nhưng không có báo cáo, mãi đến tháng 5/2015 mới biết chính xác nhà máy ngừng hoạt động. Nguyên nhân được cho là sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Lãnh đạo doanh nghiệp thay đổi nhiều, hiện ai làm giám đốc Sở cũng không nắm”, bà Lý Thị Mỹ Loan, Phó phòng phụ trách Phòng Quản lý công nghiệp Sở Công thương tỉnh Bình Phước nói.
Cũng theo bà Loan, khi thấy hoạt động kinh doanh thua lỗ, Tập đoàn Itochu đã rao bán toàn bộ phần trị giá đầu tư với giá bằng 35% số tiền đã góp, dù nhà máy chưa kịp vận hành thương mại nhưng đến nay vẫn chưa bán được.
Dù có công suất lên tới 9 triệu lít/tháng nhưng sau khi đi vào vận hành được ba tháng (kể từ tháng 4/2012), Nhà máy Ethanol Bình Phước mới sản xuất được 14 triệu lít xăng sinh học (tương đương 1,4 triệu lít/tháng). Việc tiêu thụ cũng khá chật vật khi thị trường trong nước gần như đóng băng, các địa điểm bán xăng sinh học của Bình Phước tới nay cũng chỉ hoạt động… cho có.
Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông buộc phải tìm kiếm lối thoát nhờ việc xuất khẩu tới các thị trường Philippines, Trung Quốc,… với giá khoảng 650-700USD/m³. Thêm nữa, nguồn mì tươi phải mua với giá cao trong khi hàm lượng tinh bột thấp, hoặc không có để mua cũng là yếu tố khiến nhà máy đóng cửa.
Theo tính toán, để sản xuất một lít xăng sinh học, chỉ tính riêng biến phí (nguyên liệu, nhân công…) phải mất tới 14.000 đồng. Vì vậy, giá xăng sinh học bán ra ít nhất phải có giá từ 14.000đồng/lít trở lên thì nhà máy mới có thể vận hành. Hiện nay, mặc dù “trùm mền”, Nhà máy Ethanol Bình Phước vẫn phải trả từ 8-10 tỉ đồng lãi ngân hàng mỗi tháng. Hơn 150 nhân công của nhà máy đã được cho nghỉ.
Từ cuối tháng 8/2014, UBND tỉnh Bình Phước đã có buổi làm việc với Công ty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông cam kết sẽ hỗ trợ về mặt thủ tục, tạo điều kiện để nhà đầu tư mới là Công ty Toyo Thai new energy Pte. Ltd trở thành cổ đông của Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông thay thế cổ đông Itochu (Nhật Bản) xin rút vốn. Giải quyết được khó khăn về vốn, Nhà máy Ethanol Bình Phước sẽ đi vào hoạt động khi cả nước sử dụng xăng nhiên liệu sinh học theo đề án của Chính phủ.
Lãnh đạo Công ty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông cho biết, cổ đông Itochu xin chuyển nhượng vốn góp trong khi còn nợ 4,1 triệu USD chưa góp theo lộ trình (quá thời hạn 36 tháng). Vấn đề này đại diện Công ty Toyo Thai new energy Pte. Ltd TTNE cam kết: Nếu được trở thành cổ đông, nhà đầu tư sẽ đóng góp ngay 4,1 triệu USD thay cho Itochu; giúp công ty vay vốn từ các tổ chức tín dụng; hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo cán bộ để nhà máy hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, đến nay việc hợp tác vẫn chưa thành hiện thực và nhà máy vẫn trong tình trạng “trùm mền”.
Trong khi đó, thị trường vẫn còn rất thờ ơ với xăng E5, khiến cơ hội tìm đầu ra cho nhà máy vẫn còn rất mỏi mệt.
Nhà máy đóng cửa, nông dân gặp khó
Bình Phước hiện có trên 16.000ha mì, sản lượng mì tươi toàn tỉnh hàng năm đạt trung bình 370 ngàn tấn. Hiện nay giá thu mua mì tươi trung bình 1.500 – 2.000đồng/kg. Từ khi đi vào hoạt động tới nay Nhà máy Ethanol Bình Phước mới tiêu thụ được 35.000 tấn mì (bao gồm cả mì nhập khẩu từ Campuchia), trong khi năng lực của nhà máy có thể tiêu thụ tới 240.000 tấn mì/năm. Nay khi nhà máy ngừng hoạt động, nông dân phải vất vả mang mì đi nơi khác bán, tốn kém chi phí vận chuyển, nhiều khi bị thương lái ép giá.
Theo Đức Trí
Công an Nhân dân

Tiểu sử tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

Từ ngày 9/4, ông Phùng Xuân Nhạ giữ chức Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trước khi đắc cử Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Phùng Xuân Nhạ là Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội.


Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Ngày 9/4, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua các Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Theo đó, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ được đề cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Tiểu sử tóm tắt tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sinh ngày 03/6/1963 tại Phù Cừ, Hưng Yên. Vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1997. Tiến sĩ Kinh tế, thành thạo tiếng Anh.
Khen thưởng: Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; Huân chương Lao động hạng Ba; Danh hiệu Nhà giáo ưu tú; Danh hiệu Tiến sĩ Danh dự của các Trường Đại học Năng lượng Mátxcơva (LB Nga) và Trường Đại học Kinki (Nhật Bản).
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế Chính trị năm 1985 tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Tốt nghiệp Chương trình đào tạo sau đại học ngành Kinh tế Phát triển tại Đại học Tổng hợp Manchester, Vương quốc Anh năm 1994.
Bảo vệ luận án tiến sĩ ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế tại Viện Kinh tế thế giới, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia năm 1999 nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Nghiên cứu sau tiến sĩ (Chương trình Fulbright) tại Trường Đại học Tổng hợp Georgetown, Hoa Kỳ (2001-2002); Được bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư năm 2005.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ có gần 30 năm kinh nghiệm quản lý, giảng dạy trong nước và ngoài nước các môn học về: kinh nghiệm quản kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài và công ty xuyên quốc gia.
Đến nay, đã hướng dẫn được 9 nghiên cứu sinh, trong đó có 6 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và 16 thạc sỹ; chủ trì thực hiện thành công 02 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 03 Đề tài cấp Bộ, 03 Đề tài trọng điểm và đặc biệt cấp ĐHQGHN; công bố được 34 bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín ở trong và ngoài nước; xuất bản 12 cuốn sách, gồm 02 giáo trình, 05 sách chuyên khảo, 05 sách tham khảo trong đó có 03 cuốn là tác giả độc lập, 02 cuốn được xuất bản bằng tiếng Anh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hiện đang Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”.
Một số chức vụ lãnh đạo, quản lý đã qua của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ:
– Tháng 9/1995 đến 1/1997: Phó Trưởng phòng Hành chính – Đối ngoại (phụ trách đối ngoại), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQGHN;
– Tháng 2/1997 đến 12/2007: Phó Giám đốc Trung tâm Châu Á Thái Bình Dương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển của khoa Kinh tế từ 9/2003 và đảm nhận chức vụ Phó chủ nhiệm khoa Khoa Kinh Tế từ 5/2005;
– Tháng 5/2007 đến 9/2010: Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN; Trường Đại học Kinh tế tiền thân là Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (thành lập năm 1974), Khoa Kinh tế trực thuộc Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN (năm 1995), Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN (năm 1999).
– Tháng 9/2010 được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc ĐHQGHN;
– Tháng 02/2013 được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc ĐHQGHN;
– Tháng 11/2014 được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN (theo Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội Khóa XII)
– Thành ủy viên Thành ủy Hà Nội khóa XI (2010-2015);
– Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (tháng 01/2011), đồng chí Phùng Xuân Nhạ được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII (tháng 01/2016) đồng chí Phùng Xuân Nhạ được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIII (ngày 09/4/2016), Quốc hội đã phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hồng Hạnh

Bài toán khó đang chờ lời giải ở tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ

Nhiều ý kiến giáo sư, nhà giáo đang kỳ vọng vào tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ sẽ giải quyết được những bức xúc, tồn tại trong giáo dục và có những quyết sách mới, có chiến lược giáo dục mới nhằm đổi mới mạnh mẽ nền giáo dục hiện nay.

Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
GS Phạm Tất Dong, Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam:“Không biết tận dụng được ý kiến của những người có tâm huyết, kinh nghiệm thì bài toán sẽ không giải được…”
Trước hết, rõ ràng giáo dục đang đứng trước bài toán rất khó. Giáo dục trong nhiều năm tháng qua những bài toán đó không giải được, đó là điều mà ai cũng thấy. Cho nên, khi Bộ trưởng mới lên, ai cũng hy vọng bài toán ấy bộ trưởng mới góp sức vào để giải.
Hy vọng để giải bài toán này là trí tuệ của một tập thể đông đảo mà nó thể hiện sự thông thái, mẫn tiệp. Nếu Bộ trưởng mới không sử dụng được đội ngũ chuyên gia lớn, không biết tận dụng được ý kiến của những người có đầy kinh nghiệm thì bài toán sẽ không giải được.
Điều chúng tôi mong muốn bộ trưởng mới là nghe được, hiểu được, xử lý được những ý kiến của những chuyên gia hay những người tâm huyết giáo dục.
Những bài toán của giáo dục hiện nay đều gắn liền với nội dung trong Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, điều này đã nói từ lâu nhưng không giải quyết được. Có giải quyết cũng giải quyết không triệt để vì hiểu không đúng được những điều đã ghi trong Nghị quyết của đảng và nhà nước.
Ví dụ: Hệ thống Giáo dục mở, bản thân nó là Xã hội học tập nhưng khi nói đến giáo dục mở lại nói đến Giáo dục mở và Xã hội học tập, 2 cái đó khác nhau. Bốn Đại hội đều nói đến Xã hội học tập nhưng bên giáo dục không thể hiện được Xã hội học tập là gì. Mà Đảng đã chủ trương chuyển mô hình giáo dục cũ sang mô hình giáo dục mới, mà mô hình giáo dục mới chính là hệ thống giáo dục mở.
Với tư cách là một chuyên gia, tôi mong bộ trưởng mới suy nghĩ về điều này. Cần cho viết lại, giải thích lại Thế nào là xã hội học tập? chứ không nguy cơ 60 triệu người lớn muốn đi học, cần được học nhưng vẫn bị coi nhẹ.
Khi nói đến giáo dục, thực chất trong các văn bản hiện nay chỉ nói đến giáo dục cho thế hệ trẻ chứ chưa bao giờ nói đến giáo dục của người lớn. Tôi cho rằng, ngành giáo dục cần khẳng định có một ngành học đó là: Ngành học cho người lớn. Bởi vì ngành học cho người lớn khác với ngành học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, nên định lại chiến lược giáo dục và tìm ra những mục tiêu ưu tiên của chiến lược giáo dục. Thực ra, chúng ta quá mất thời gian vào thi cử đánh giá… những cái đó không giải quyết được vấn đề. Chúng ta không thể hiện được mong muốn trong vòng 10 – 15 tới người Việt Nam phải có phẩm chất gì? năng lực gì? đấy là mục tiêu. Nếu không giải quyết được cái này thì mọi thi cử, mọi đổi mới SGK không giải quyết được gì.
Với điều kiện hiện nay, khi đi vào nền kinh tế tri thức với năng lực của Việt Nam thì người công dân Việt Nam cần những cái gì tối thiểu và cái tối thiểu đó xây dựng thành mục tiêu và được thể hiện trong chương trình, SGK. Có những cái này thì mới nói đến thi cử được. Không ai bàn đến thi trước rồi mới bàn đến chương trình, SGK.
PGS.TS Lê Hữu Lập, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông:Bộ Giáo dục cần tập trung vào quản lý nhà nước về chất lượng!
Theo tôi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm được 2 điều này sẽ thành công:
Thứ nhất: Đối với giáo dục phổ thông cần tập trung vào Đề án đổi mới toàn diện giáo dục, làm bằng được, dứt điểm và có lộ trình và công bố cho xã hội biết.
Nội dung Đề án này rất tốt nhưng mới tốt ở trên bàn thôi còn triển khai mới phức tạp. Do đó, đầu tư tất cả nguồn lực để thực hiện đề án chương trình phổ thông tổng thể. Nếu làm tốt đề án này, học sinh học hết lớp 12, tốt nghiệp là có thể đi làm được còn hiện nay, chương trình cũ, học sinh học xong lớp 12 không làm được gì vì không có nghề. Vì vậy, mong bộ trưởng mới phải có quyết tâm.
Thứ hai: Đối với đại học phải quản lý làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Cái chết ở giáo dục đại học hiện nay là chỉ thực hiện ở Thông tư 32 và Thông tư 57.
Tôi mong Bộ trưởng Nhạ, phải làm sao tổ chức được hệ thống kiểm định chất lượng và xếp hạng được các trường. Siết chặt chất lượng giáo dục đại học. Đồng thời, công bố cho xã hội biết là những trường đại học xếp hạng ở mức độ nào, chương trình nào đã được kiểm định đánh giá theo tiêu chuẩn… đó mới là chất lượng.
Có như vậy các trường đại học Việt Nam mới theo được đánh giá chung, theo được quốc tế. Nếu cứ như hiện nay thì khó lọt vào tốp châu Á và thế giới được. Tiêu chí và tiêu chuẩn quyết định chất lượng của 1 trường đại học.
Bộ GD&ĐT cần dừng làm những việc lặt vặt, làm những việc mà các trường đang tự chủ rồi thì để họ làm như tuyển sinh vì trong Luật Giáo dục, Luật đại học đã quy định rõ trách nhiệm của các trường.
Bộ cần tập trung vào quản lý nhà nước về chất lượng, tập trung thanh tra, kiểm tra. Đào tạo đại học, cao học phải đi theo hình chóp, hiện nay mình đang đi ngược lại với thế giới.
Các nhà giáo, sinh viên, học sinh kỳ vọng vào Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có những quyết sách mới thay đổi nền giáo dục hiện nay
Tiến sĩ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng trường ĐH FPT: Minh bạch hoá và tự chủ đại học cần được đẩy nhanh hơn!
Trong mảng giáo dục, giáo dục đại học đang có nhiều bất cập cần giải quyết. Để có được một hệ thống giáo dục đại học tốt thì hệ thống này cần được quy hoạch rõ ràng và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh.
Cạnh tranh lành mạnh chỉ phát huy hiệu quả nếu quá trình minh bạch hoá và tự chủ đại học được đẩy nhanh hơn. Bên cạnh đó mục đích của các trường phải rõ ràng.
Các trường quốc tế như RMIT, Việt Pháp, Việt Đức cần có quy định tối thiểu về giảng viên và sinh viên quốc tế. Ví dụ số GV quốc tế cần ở mức 20%, sinh viên là 10% và có lộ trình tăng tương ứng thành 30% và 15%.
Các trường nghiên cứu thì cần có tỷ lệ bài báo trên đầu giảng viên đạt mức tối thiểu ví dụ là 0.5 bài báo mỗi năm trên đầu cán bộ. Các trường theo hướng nghề nghiệp thì bắt buộc phải đạt được các tiêu chí về việc làm và gắn kết doanh nghiệp.
Một việc cũng vô cùng quan trọng là phát triển lành mạnh khu vực đại học ngoài công lập để chiếm tỷ lệ cao hơn trong hệ thống. Các trường có chất lượng được khuyến khích phát triển và tạo điều kiện tham gia thị trường dễ dàng hơn cho các đơn vị giàu tiềm lực.
Bên cạnh đó các trường yếu kém, tiềm lực yếu cần phải giải thể hoặc sáp nhập. Vấn đề nhất hiện nay là ở các trường đại học sống chết không rõ ràng. Để làm được việc này thì chính sách cần rõ ràng để không xảy ra tranh chấp, loại bỏ các trường đầu tư ngắn hạn và phát triển các trường đầu tư dài hạn.
GS Đặng Ứng Vận, Hiệu trưởng trường ĐH Hòa Bình: Nếu Tư lệnh ngành tốt thì sẽ giải quyết vấn đề bức xúc, tiêu cực trong giáo dục hiện nay!
Muốn cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, theo tôi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cần đột phá trong việc thực hiện tốt Nghị quyết 29. Nếu Tư lệnh ngành tốt thì cần huy động cả hệ thống chính trị , toàn xã hội vào để giải quyết vấn đề bức xúc, tiêu cực trong giáo dục hiện nay.
Ngoài ra, tôi hy vọng bộ trưởng mới phát huy được vai trò của các trường ngoài công lập trong hệ thống và sử dụng nó như một đòn bẩy để phát triển trường công lập theo đúng hướng, tăng cường sự cạnh tranh nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng.
Nếu bộ trưởng mới giải quyết được 2 vấn đề trên là rất tốt, xã hội yên tâm.
Về trước mắt, Bộ trưởng cần giải quyết tốt kỳ thi năm nay xét tuyển vào ĐH,CĐ, làm thế nào để kỳ thi này đạt kết quả tốt, xã hội yên tâm. Bản thân thí sinh phổ thông chọn vào trường đại học phù hợp với nguyện vọng, năng lực và điều kiện học tập của các em.
Hồng Hạnh (thực hiện)

Cử nhân đi giúp việc, phụ hồ: Thức tỉnh “ảo mộng” bằng cấp!

Bằng đại học không phải là “tấm lệnh bài” để đổi đời. Cử nhân gác bằng đi giúp việc, phụ hồ, bảo vệ… chính là lời cảnh tỉnh cho sự mù quáng, bất chấp vào bằng được đại học của không ít bạn trẻ.

Có bằng cấp cao nhưng lại khó kiếm việc, một điều tưởng như nghịch lý nhưng lại rất hợp lý đang diễn ra nhiều năm gần đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như chênh lệch về cung cầu trên thị trường lao động, cử nhân ra trường không đáp ứng được yêu cầu. Thêm một thực tế, các doanh nghiệp đã có những bước tiến trong tuyển dụng, chú trọng đến khả năng, tay nghề nhiều hơn là quan tâm đến tấm bằng.
Đôi khi người có bằng cấp thất nghiệp chính vì áp lực… tấm bằng. Việc thấp thì chê, cao thì với không tới. Tự tháo gỡ cho mình, để kiếm sống không ít cử nhân đành phải gác bằng đi làm những công việc phổ thông một cách chật vật. Đây là “bước đường” mà chính những cử nhân cũng không ngờ được khi họ đã có bằng đại học, có khi được đánh đổi bởi nhiều công sức, tiền bạc. Mọi thứ nằm ngoài dự tính và kỳ vọng kéo theo những thất vọng, bế tắc cho không ít người.
Học trò đã cân nhắc hơn trong việc chọn ngành nghề tương lai thay vì bất chấp vào đại học để rồi thất nghiệp (Ảnh: Hoài Nam)
Học trò đã cân nhắc hơn trong việc chọn ngành nghề tương lai thay vì bất chấp vào đại học để rồi thất nghiệp (Ảnh: Hoài Nam)
Con đường “vỡ mộng” đó làm mục tiêu cuộc đời của rất nhiều cô cậu học trò. Mục tiêu đó nhiều khi còn “đeo” thêm áp lực đổi đời của gia đình và cả dòng họ. Đến nỗi, miễn sao vào ĐH, nhiều em còn không biết ước mơ của mình, học đến mức phát điên hoặc cho rằng cuộc đời chấm hết khi trượt ĐH. Các em gánh hệ quả của một xã hội trọng bằng cấp, nặng quan niêm học cao sẽ đổi đời.
Không ai bài trừ mong muốn vào ĐH của người trẻ. Nhưng bước đi mà nhắm mắt nhắm mũi, việc vào ĐH của không ít người lạc lối ngay từ đầu. Theo TS Trần Đình Lý (Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nông lâm TPHCM), có thực trạng nhiều học sinh vào ĐH chỉ với mục đích có một chỗ ở giảng đường chứ không phải là để theo đuổi một ngành nghề.
Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động đầu năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước có hơn 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Trong đó nhóm người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất với trên 200.000 người chưa có việc làm.
Cử nhân, có cả thạc sĩ không có việc làm, phải gác bằng đi học trung cấp, học nghề hoặc “bon chen” công việc lao động của phổ thông chính là sự “cảnh tỉnh” cho khát khao mù quáng vào ĐH. Quan niệm có bằng đại học là… sướng đã không còn phù hợp khi xã hội ngày sẽ càng đòi hỏi khả năng thật.
Theo khảo sát ban đầu của nhiều địa phương trong cả nước, năm nay tỷ lệ học sinh đăng ký kỳ thi THPT quốc gia chỉ để xét tốt nghiệp tăng cao hơn năm trước, có nơi lên đến 50 - 70% học sinh thi để xét tốt nghiệp. Chưa thể nói thông tin này nên buồn hay vui nhưng thực tế cử nhân ra trường thất nghiệp chí ít đã giúp em học sinh nhận ra rằng cuộc đời chẳng thể “cậy” vào một tấm bằng mà cần tìm cho mình lối đi thực tế hơn. Nhiều em đã biết cân nhắc, đo lường khả năng bản thân và yêu cầu của xã hội, có trách nhiệm hơn khi chọn ngành nghề chứ không còn lao theo ảo mộng bằng cấp.
Điều này đặt ra yêu cầu cho hệ thống các trường đào tạo ngành nghề cần hoàn thiện, nâng cao chất lượng để không phụ niềm tin của các bạn trẻ. Cũng như đầu ra, các doanh nghiệp cần chú trọng đến năng lực làm việc của nhân sự trong tuyển dụng. Có như vậy chúng ta mới hy vọng mỗi người được học hành, đào tạo tự đặt mình đúng chỗ không lẫn lộn "thầy thầy thợ thợ".
Hoài Nam
(Hoainam@dantri.com.vn)

Đam mê và bạo dạn: Yếu tố thiết yếu của thành công

Angela Duckworth – người giành Học bổng McArthur (hay còn gọi là Giải Thiên tài – Genius Grant) năm 2013, mới đây đã có một số chia sẻ về bí quyết thành công trên tờ New York Times.

Đó không phụ thuộc tất cả vào tài năng thiên bẩm mà đến từ sự bạo dạn và đam mê, dám nghĩ dám làm cũng như dám trải nghiệm những thứ mới mẻ. Nữ tiến sĩ trẻ tuổi này cũng đã thiết lập ra một thước đo để đánh giá sự bạo dạn của mỗi người với yếu tố quan trọng để đánh giá là sự kết họp giữa đam mê và tính kiên trì để hướng tới một mục tiêu quan trọng.
Tại sao sự bạo dạn lại quan trọng?
Angela Duckworth: Các nghiên cứu của tôi cho thấy phương pháp ước lượng sự bạo dạn có thể đưa ra những kết quả chính xác hơn về sự thành công của một cá nhân trong tương lai nếu so sánh với các chỉ số đánh giá thường thấy hiện tại như IQ, SAT cùng các chỉ số sức khỏe thể chất…
Làm sao để một người có thể phát triển sự bạo dạn?
Angela Duckworth: Bạn không thể bắt ép mình làm những việc bản thân không thích. Tuy nhiên, bạn luôn có thể tự tìm hiểu, khám phá và nuôi dưỡng sở thích của chính mình. Khi bạn đã định hình được sở thích hay đam mê thì việc đối mặt với những khó khăn trên con đường thỏa mãn chúng sẽ khiến bạn trở nên phát triển và trưởng thành hơn. Một điều quan trọng nữa là bạn luôn cần duy trì sự hy vọng cũng như luôn luôn đứng dậy mỗi khi vấp ngã.
Làm cách nào để bố mẹ có thể dạy cho con cái về sự bạo dạn?
Angela Duckworth: Hãy luôn ủng hộ con cái của mình, đặc biệt là về mặt tinh thần. Bên cạnh đó, hãy để cho con cái được tự đưa ra quyết định về những việc liên quan trực tiếp đến chúng ngay khi chúng đủ khả năng và sẵn sàng.
Trong khi tìm hiểu về phương pháp ước lượng sự bạo dạn, kết quả nghiên cứu cho thấy một số người cố gắng che giấu khó khăn của mình thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ. Đó có phải là sự bạo dạn hay không?
Angela Duckworth: Sự bạo dạn không có nghĩa là không thể hiện những khó khăn hay giả vờ như mọi chuyện vẫn ổn. Trên thực tế, những người bạo dạn là những người sẵn sàng thừa nhận những khó khăn hay tự nhận thức được bản thân mình một cách khách quan nhất. Nó giống như câu nói mà một giáo sư đã nói với tôi rằng: “Tôi không hài lòng lắm với việc nghiên cứu của cô cho rằng sự bạo dạn giúp chúng ta không cảm thấy nản chí sau khi thất bại. Với bản thân tôi thì tôi cũng luôn cảm thấy nản chí như tất cả mọi người nhưng cảm giác đó sẽ biến mất hoàn toàn chỉ sau 2 ngày.”
Học bổng McArthur (còn gọi là "Giải Thiên tài" - Genius Grant) là một giải thưởng được đưa ra bởi Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur mỗi năm để thưởng 20 đến 40 công dân Mỹ hoặc cư dân có thường trú, ở mọi lứa tuổi và đang hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thể hiển sự đóng góp đặc biệt cũng như hứa hẹn tiếp tục và tăng cường công việc sáng tạo. Đây được coi là một trong những giải thưởng cao quý và đồng thời là một học bổng của Hoa Kỳ.
Số tiền hiện tại của giải thưởng này là 500.000 USD, được chia tặng theo từng quý trong 5 năm.
Ninh Nhật (theo New York Times)

Băn khoăn của giáo viên gửi tân Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ

 “Là những người trực tiếp đứng lớp, chúng tôi nhận thấy thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều đổi mới tích cực. Tuy nhiên, nhiều quy định vẫn còn gây khó khăn cho giáo viên”, một số giáo viên đã chia sẻ ý kiến với mong muốn trong nhiệm kì tới, tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ có những quyết sách đúng đắn để thúc đẩy nền giáo dục.


Điểm trường Xéo Mả Pán- xã Khao Mang, Mù Cang Chải, Yên Bái đang dtrong tình trạng xuống cấp (ảnh: Giáo viên cung cấp)
Điểm trường Xéo Mả Pán- xã Khao Mang, Mù Cang Chải, Yên Bái đang dtrong tình trạng xuống cấp (ảnh: Giáo viên cung cấp)
TS Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục, Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội): "Giáo viên không đủ năng lực phải loại bỏ".
Tôi hết sức hoan nghênh ý kiến của tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khi ông cho biết sẵn sàng nghe ý kiến của người dân, của phụ huynh học sinh và các chuyên gia để làm cho ngành giáo dục được tốt hơn.
TS Tùng Lâm
TS Tùng Lâm
Theo tôi, làm giáo dục phải bỏ tất cả những gì là thành tích, nêu cao vai trò của người học, phải lấy người dạy và học làm trung tâm. Theo đó, phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giáo viên xứng đáng. Giáo viên không đủ năng lực, phẩm chất phải loại bỏ.
Về tồn tại của giáo dục, phải có thời gian thực hiện lâu dài nhưng quan trọng và cốt yếu nhất là chú ý thay đổi vai trò của con người.
Bà Lê Thị Nguyên Hương, nguyên Phó Hiệu trưởng THPT chuyên Nguyễn Huệ: "Việc thi cử phải cập nhật theo xu hướng thế giới nhưng phải được triển khai ổn định, dài hơi, có quy trình"
Vài hôm trước, tôi có nghe Phó Thủ tướng cho rằng, sắp tới chúng ta chỉ thi THPT còn việc tuyển vào ĐH, CĐ phải giao cho các trường tự chủ. Thú thật chúng tôi rất băn khoăn và lo lắng khi nghĩ việc thi cử sẽ quay về theo phương thức cũ trước đây.
Sự thật phương thức thi mới chưa thực hiện được bao lâu. Khi giáo viên và học sinh đã làm quen với phương thức mới mà lại có thay đổi đột ngột thì giáo viên và phụ huynh học sinh đều rất lo lắng hoang mang không biết sẽ đi về đâu.
Việc thi cử chưa thực hiện đến đầu đến đũa, đã lại thay đổi như kiểu mang học sinh ra làm "chuột bạch" thí nghiệm sẽ khiến giáo viên và phụ huynh chạy theo rất mệt mỏi, học sinh thì ngơ ngác không biết sẽ ra sao trong thời gian tới.
Vì thế, chúng tôi mong muốn việc thi cử phải cập nhật theo xu hướng thế giới để hội nhập nhưng phải được triển khai ổn định, dài hơi, có quy trình nhất định để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh.
Thứ hai, tâm lý của người Việt chúng ta hiện nay ai cũng muốn cho con vào ĐH nên số học sinh vào CĐ sẽ ít hơn. Số lượng sinh viên tốt nghiệp ĐH ra không có việc làm ngày càng nhiều. Do vậy, phải thay đổi nhận thức của phụ huynh học sinh, thay đổi nhận thức của giáo viên và người học về việc không nhất thiết phải cầm tấm bằng ĐH trong tay, quan trọng là phải thành một công dân tốt, phải có kiến thức để hội nhập trên tất cả mọi mặt.
Bà Phạm Thị Cúc Hà, Ths giáo dục tại Đại học Flinders (Úc) : “Ở nước ngoài, việc đánh giá giáo dục được tiến hành độc lập”.
Chúng tôi mong muốn được “nới lỏng” giáo dục hơn, cho các trường chủ động hơn nhưng quản lý chặt bằng một phương thức khác.
Cụ thể, các trường có thể cam kết chất lượng họ đưa ra. Chất lượng được đánh giá không chỉ ở các cơ quan giáo dục mà phải có thanh tra độc lập. Việc đánh giá chất lượng phải gồm cả phụ huynh- những người đang sử dụng giáo dục.
Thứ hai, chúng tôi mong muốn cắt bớt các môn học không cần thiết cho học sinh từ cấp tiểu học trở lên. Các chương trình được kết nối với nhau theo chủ đề.
Bà Phạm Thị Cúc Hà
Bà Phạm Thị Cúc Hà
Thứ 3, cần tập trung vào thể chất cho học sinh, cần đầu tư vào môn thể dục để học sinh nâng cao thể lực và sức khỏe.
Thứ 4, Tiếng Anh thực sự quan trọng, và phải cần có chỗ đứng hơn trong chương trình giáo dục từ mầm non trở lên, Tuy nhiên, với mầm non, sức trường đến đâu thì làm đến đấy, nhưng với giáo dục tiểu học trở lên thì cần phải có sự điều chỉnh về thời lượng tiếng Việt xuống để tiếng Anh có chỗ đứng đàng hoàng trong chương trình"
Cô Đoàn Thị Hồng Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Lê Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình: “Đề xuất rà soát bổ sung tài liệu dạy học phù hợp, khoa học hơn
Là những người trực tiếp đứng lớp, chúng tôi nhận thấy thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều đổi mới tích cực. Tuy nhiên, có một số quy định vẫn còn gây khó khăn cho giáo viên.
Hiện tại, trường chúng tôi đang áp dụng mô hình dạy học VNEN. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy mô hình này có những ưu điểm như: Phát huy khả năng tự học và tự tìm tòi của học sinh. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những mặt hạn chế.
Thứ nhất, việc kiểm tra đánh giá theo thông tư 30 có những điều bất cập. Học sinh không có bài kiểm tra thường xuyên ( hàng tháng) mà chỉ đánh giá bằng nhận xét (thông qua ghi chép) của giáo viên. Trong khi đó, cuối kì cuối năm lại có bài kiểm tra để xếp loại học sinh.
Cô Đoàn Thị Hồng Thủy
Cô Đoàn Thị Hồng Thủy
Đến cuối năm lớp 5, học sinh phải trải qua kì thi (gọi là bàn giao chất lượng) với sự giám sát của giáo viên cấp 2. Đây là việc làm không phù hợp với lứa tuổi tiểu học vì các em sẽ lo sợ, bất an khi có giáo viên lạ coi thi, chưa nói đến có những giáo viên còn dọa học sinh làm các em căng thẳng dẫn đến kết quả bài làm không như ý. Vì vậy, tôi nghĩ cần bỏ kì thi cuối cấp tiểu học. Hoặc nếu có, nên chăng chỉ là học sinh làm bài kiểm tra khảo sát do giáo viên tự coi và chấm thi dưới sự giám sát của nhà trường.
Thứ 2, việc dạy theo mô hình mới, giáo viên và học sinh sử dụng chung tài liệu “3 trong 1” nhưng nội dung tài liệu có những bất cập. Chẳng hạn, tên bài học và nội dung bài không ăn khớp với nhau.Ví dụ: bài 29A: Nam và nữ (tiếng Việt lớp 5-tập 2B) nhưng nội dung gồm một bài tập đọc, viết chính tả, ôn dấu câu, cách viết hoa tên danh hiệu, quy tắc viết hoa... Và còn rất nhiều bài kiểu như thế trong tài liệu giảng dạy này. Vì thế, chúng tôi đề xuất rà soát bổ sung tài liệu dạy học “3 trong 1” phù hợp, khoa học hơn.
Ngoài ra, có một số điều mà nhiều giáo viên cũng đã băn khoăn chia sẻ trên báo giới. Chẳng hạn, việc đánh giá học sinh bằng nhận xét. Trước đây, việc đánh giá học lực cuối năm như: Học sinh giỏi phải có trên nửa số môn đạt điểm giỏi (trong đó có toán và tiếng Việt); Học sinh tiên tiến phải có nửa số môn đạt điểm khá trở lên trong đó có một môn Toán hoặc tiếng Việt đạt điểm giỏi)... Chúng tôi thấy áp dụng quy định này hay phù hợp, giáo viên không áp lực vì chất lượng lớp.
Như hiện nay, việc khen tràn lan nên dẫn đến kiểu “hòa cả làng”, phụ huynh cũng khó hình dung được con mình đang học tập ở mức độ nào, trong khi giáo viên cũng rất khổ bởi cuối kì lại rơi vào quá tải vì nhận xét.
Thầy giáo Đỗ Anh Dũng, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học & Trung học cơ sở Mồ Dề, Mù Cang Chải, Yên Bái: “Mong quan tâm hơn nữa đến giáo dục vùng cao”.
Thầy Đỗ Anh Dũng
Thầy Đỗ Anh Dũng
Chúng tôi là một trong những giáo viên đã gắn bó nhiều năm với trẻ em vùng cao ở Mù Cang Chải, Yên Bái. Vì vậy, chúng tôi hiểu được nỗi khổ của học sinh ở đây cũng như của các tỉnh miền núi rẻo cao. Nhiều người trong số chúng tôi từng có cơ hội để tìm kiếm một nơi làm việc tốt hơn nhưng cuối cùng, chúng tôi vẫn chọn cách ở lại, với mong ước đưa các em đến với con chữ.
Mặc dù trong nhiều năm qua, nhờ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, sự quan tâm của các nhóm từ thiện nên cơ sở vật chất ở đây đã khang trang hơn. Tuy nhiên, ở Yên Bái và nhiều địa phương vẫn còn đó những lớp học tồi tàn, mái tranh vách nứa.
Cấp mầm non thì học nhờ tiểu học hoặc nhờ trụ sở thôn. Cấp tiểu học thì học nhờ phòng từ lớp lớn hơn. Có những lớp học trời mưa to quá bị sập, học sinh lại kéo nhau đi học nhờ ở cấp cao hơn. Về mùa đông, nhiều nơi học sinh còn ngồi học trong những lớp học gió lùa tứ phía, ánh sáng le lói... rất gian khổ. Có những em bé đi học, chỉ có mỗi cặp lồng với chút cơm ăn với muối hoặc canh rau khiến chúng tôi không thể cầm lòng.
Vì thế, chúng tôi không mong muốn gì hơn cho bản thân mình, bởi đã xác định gắn bó ở vùng cao thì phải chấp nhận và luôn nỗ lực cố gắng. Tuy nhiên, chúng tôi mong lãnh đạo các cấp quan tâm đến giáo dục vùng cao, đầu tư cơ sở vật chất trường lớp cho học sinh vùng cao khang trang hơn một chút để các em được yên tâm tới lớp.
Mỹ Hà (ghi)
(Email:myha@dantri.com.vn)